Bố trí bếp hình chữ U

Nhà bếp hình chữ U là một thiết kế kết hợp giữa tính thực tế và tính thẩm mỹ để tạo nên một căn bếp mà bạn sẽ thích dành thời gian ở đó.

Cách thiết kế nhà bếp hình chữ U là lựa chọn hoàn hảo cho những ai có niềm đam mê nấu ăn vì cách bố trí này thúc đẩy việc dễ dàng tiếp cận tất cả các khu vực quan trọng của nhà bếp. Tuyệt vời hơn, nó còn có thể tối ưu hoá không gian nhà bếp có sẵn nhằm cung cấp tối đa không gian làm việc và lưu trữ.

Hướng dẫn này sẽ giúp bạn hiểu rõ những lưu ý khi thiết kế một nhà bếp hình chữ U nhằm giúp tạo ra một căn phòng đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.

Nhà bếp hình chữ U là gì?

Nhà bếp hình chữ U là nhà bếp có các mặt bếp liền nhau dọc theo 3 cạnh liên tiếp. Rất đơn giản, nó là nơi các bề mặt quầy tạo thành chữ U và phù hợp với mọi kích thước nhà bếp, bạn chỉ cần biết cách tận dụng không gian mà bạn có.

Vấn đề kích cỡ:

Khi tạo một căn bếp hình chữ U, không gian mặt sàn sẽ quyết định liệu đây là nơi chỉ dùng để nấu nướng, hay sẽ có đủ diện tích cho cả việc ăn uống và trò chuyện giữa các thành viên trong gia đình.

Không chỉ dành riêng cho những căn bếp lớn mà những căn bếp nhỏ lẫn tương đối hẹp đều có thể có thiết kế hình chữ U. Tuy nhiên, điều hạn chế là những căn bếp nhỏ chỉ đủ diện tích cho việc nấu nướng mà không có không gian để các thành viên cùng nhau ăn uống.

Thiết kế hình chữ U giúp cho các nhà bếp hình vuông và hình chữ nhật lớn hơn có không gian nấu nướng linh hoạt hơn. Bếp chữ U có thể được lắp đặt bằng các tủ bếp gắn liền với phần bếp nấu, giúp tạo không gian rộng hơn cho khu vực ăn uống. Hoặc có thể thiết kế một đảo bếp ở trung tâm cũng là sự lựa chọn phù hợp cho những ai yêu thích.

Ánh sáng: Cách sử dụng ánh sáng đèn

Theo thiết kế nhà bếp hình chữ U, khi sắp xếp tủ trên, tủ dưới và tủ cao vào ba bức tường liền nhau, thì ánh sáng nhà bếp phù hợp là điều tối quan trọng để đảm bảo căn phòng không cảm thấy quá chật chội hoặc tối tăm.

Đối với nhà bếp có cửa sổ, ánh sáng tự nhiên có thể có ảnh hưởng lớn nhất khi thiết kế hình chữ U. Cửa sổ sẽ giúp không gian có vẻ rộng hơn, đồng thời tạo cảm giác về độ sáng mà ánh sáng nhân tạo có thể bị hạn chế khi sử dụng. Điều này đặc biệt hữu ích cho những căn bếp nhỏ và hẹp.

Nếu cửa sổ nhỏ hoặc không đón được nhiều ánh sáng mặt trời thì ánh sáng nhân tạo trở nên quan trọng trong thiết kế hình chữ U. Việc trang bị đèn trần ở trung tâm phải cung cấp đủ ánh sáng cho các khu vực chuẩn bị thực phẩm và ăn uống, để đảm bảo rằng bạn có thể an toàn và dễ dàng quan sát mọi thứ.

Ánh sáng dịu nhẹ giữa tủ treo và bàn bếp mặc dù ko thiết yếu, nhưng nó có thể giúp tạo ra hiệu ứng sáng đều khắp các góc ngách của bếp.

Chọn phong cách thiết kế bếp chữ U:

Phong cách bạn chọn cho nhà bếp của mình phụ thuộc nhiều vào thẩm mỹ mà bạn yêu thích, hơn là bố cục bếp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì bố cục này được chiếm ưu thế hơn, đặc biệt khi xét về kích thước phòng.

Nhà bếp hẹp sẽ được cảm giác rộng hơn từ hiệu ứng độ phản chiếu có độ sáng bóng của vật liệu cánh; ánh sáng đèn và cả tự nhiên sẽ phản chiếu các bề mặt, làm cho căn phòng sáng hơn và thông thoáng hơn.

Nhà bếp lớn cũng có thể tận dụng hiệu ứng ánh sáng từ độ sáng bóng của cánh tủ,  và với bếp hình chữ U rộng rãi thì sẽ phù hợp với cách cánh tủ hoàn thiện nhám mờ. Những cánh tủ vân gỗ, cánh tủ Shaker rất lý tưởng cho kiểu hoàn thiện nhám mờ truyền thống châu Âu, trong khi tủ bếp không tay nắm có thể tạo ra hiệu ứng hiện đại nhờ có lớp sáng bóng.

Cách chọn màu sắc cho thiết kế chữ U:

Kích thước và hình dạng của căn phòng có thể được sử dụng để xác định cách phối màu cho nhà bếp.

Nhà bếp nhỏ hơn sẽ được tốt hơn với các tông màu sáng như trắng hoặc kem cho các tủ chính, với mặt bàn vân gỗ sồi, vân đá sáng giúp tạo nên một căn phòng lớn hơn nhiều so với thực tế. Những mảng màu nhỏ, sắc nét có thể được kết hợp thông qua các phụ kiện và thiết bị nhà bếp, cũng như rèm cửa sổ và hoa tươi, dành cho những người thích hiệu ứng ấm cúng.

Đối với những căn bếp lớn hơn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những hạn chế về ánh sáng. Mặc dù màu sáng cũng phù hợp trong các phòng lớn, nhưng những người thích màu sắc đậm hơn như xanh lam, xám và đỏ đun sẽ tạo ra phong cách nổi bật thực sự.

Mặt bàn bếp tối màu bằng đá granit, thạch anh hoặc gỗ óc chó Mỹ sẽ trông ấn tượng hơn khi đủ chỗ làm đảo bếp hoặc cả bộ bàn ăn và hoàn thiện căn phòng ở trung tâm, nơi thậm chí có thể sử dụng màu tương phản để tạo điểm nhấn trong phòng.

Thiết kế bếp hình chữ U có thể phù hợp với nhiều kích thước nhà bếp hơn bạn nghĩ và nó thật hoàn hảo cho những ai thích nấu nướng. Bằng cách tối ưu hóa không gian lưu trữ và soạn đồ, một thiết kế nhà bếp nhỏ hình chữ U có thể được biến thành thiên đường của người đầu bếp, trong khi những nhà bếp lớn hơn có thể sử dụng thiết kế này để tạo ra một khu vực thoải mái để ăn uống và tiếp khách.

Có thể bạn muốn xem

Cách thiết kế nhà bếp dài và hẹp

Giải pháp cho căn bếp dài và hẹp để có được cảm giác không gian rộng rãi và thoáng mát hơn….

Cách thiết kế nhà bếp chữ L

Bạn có một nhà bếp vừa hoặc nhỏ? Tìm hiểu ngay cách tối đa hóa không gian với cách bố trí mặt bàn bếp hình chữ L…

Cách thiết kế đảo bếp liền tường

Cách lắp đặt phù hợp một đảo bếp liền tường trong bếp sẽ giúp bạn tận hưởng hương vị của cuộc sống “ốc đảo”…